Hô răng và hô hàm là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau nhưng thường bị nhẫm lẫn. Phân biệt hô răng và hô hàm là việc làm rất quan trọng trong việc điều trị, khắc phục những tình trạng này. Vậy hô răng và hô hàm khác nhau như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Hô răng là gì?
Hô răng hay răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn khiến răng nhô ra phía trước. Răng hô khiến chức năng nhai bị hạn chế và ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Do gương mặt mất đi sự cân đối, phần môi bị đưa ra quá nhiều nên khiến nhiều người mất đi sự tự tin.
Răng hô có 2 mức độ: hô nhẹ và hô nặng:
- Trường hợp răng hô nhẹ: Răng đưa ra phía trước, đưa ra phía trước đặc biệt là nhóm răng cửa nhưng ở mức độ nhẹ.
- Trường hợp răng hô nặng: Răng đưa ra phía trước nhiều, giữa 2 hàm trên dưới có mức độ chênh lệch lớn, có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
Hô hàm là gì?
Hô hàm là tình trạng hàm trên phát triển nhanh hơn so với hàm dưới hoặc cả hai hàm phát triển nhanh, nhô ra nhiều so với tổng thể gương mặt. Hàm bị hô có thể dễ quan sát nhất là khi nhìn nghiêng, sẽ thấy được khuôn miệng nhô ra nhiều so với phần trán, khiến gương mặt mất cân bằng, mất thẩm mỹ.
Đọc thêm: Quan niệm về hàm răng hô trong nhân tướng học
Làm sao để phân biệt hô răng và hô hàm?
Về cơ bản, có thể hiểu nguyên nhân dẫn đến hô răng và hô hàm là hoàn toàn khác nhau, nhưng đều xuất phát từ tình trạng phát triển quá mức của răng và xương. Trong khi hô răng xảy ra do sự phát triển quá mức của răng thì hô hàm là do cấu trúc xương hàm không cân đối so với khuôn mặt.
Xác định hô do răng hay hô do hàm là bước đầu tiên và việc quan trọng nhất trong quá trình điều trị hô. Để làm được điều này cần có sự thăm khám của bác sĩ Răng Hàm Mặt, khi đó bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp phim để phân tích tình trạng hô, tìm ra nguyên nhân và tác nhân gây hô ở mỗi bệnh nhân. Do đó, những mẹo hay việc quan sát bằng mắt thường qua góc nghiêng, đường cong chữ S được lan truyền nhiều trên Internet là chưa thực sự chính xác và thường không đúng với tất cả trường hợp.
Có một trường hợp tương đối hiếm gặp đó là hô hỗn hợp (do cả răng và hàm). Dù do nguyên nhân nào thì điều trị hô là việc làm rất cần thiết vì không chỉ liên quan đến thẩm mỹ gương mặt mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn, sức ăn nhai và tiêu hóa thức ăn.
Cách khắc phục hô răng và hô hàm
Khắc phục hô răng
Cách khắc phục hô do răng an toàn và hiệu quả, được các bác sĩ khuyến khích đó là niềng răng. Niềng răng là phương pháp dùng các khí cụ hoặc khay để nắn chỉnh răng. Phương pháp này tận dụng lực kéo, siết để kéo răng về vị trí đúng trên cung hàm. Kỹ thuật niềng răng xuất hiện từ khá sớm, sau nhiều thập kỷ phát triển, đến nay niềng răng đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng khắp nơi trên Thế giới. Phương pháp này có thể áp dụng với nhiều lứa tuổi, trẻ em từ 9 tuổi đã có thể thực hiện chỉnh nha.
Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng chính là:
– Niềng răng bằng mắc cài kim loại/sứ: Sử dụng mắc cài kim loại hoặc sứ kết hợp với dây cung, được gắn lên răng để nắn chỉnh răng.
– Niềng răng bằng khay trong suốt: Sử dụng khay niềng trong suốt để điều chỉnh vị trí, hướng mọc của răng. Đây sẽ là một hệ thống khay được thiết kế phù hợp với tình trạng của mỗi người, bạn sẽ đeo lần lượt các khay niềng này cho đến khay cuối cùng. Niềng răng trong suốt cũng có nhiều loại, tuy nhiên, Invisalign – một thương hiệu đến từ Mỹ vẫn được nhiều bác sĩ chỉnh nha ưu tiên sử dụng nhất.
Niềng răng có thể khắc phục hầu hết các sai lệch của răng như: hô, móm, răng khấp khểnh, lệch khớp cắn,… Đối với trường hợp răng hô, niềng răng có thể khắc phục khá tốt, giúp răng thu gọn lại, sắp xếp răng đúng vị trí trên cung hàm, điều chỉnh độ nghiêng của răng, đồng thời điều chỉnh khớp cắn hiệu quả.
Khám phá: Loạt ảnh thay đổi bất ngờ trước và sau khi niềng răng hô
Niềng răng hô thường có thời gian dao động từ 18 đến 20 tháng, những trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn. Chi phí niềng răng cũng khá đa dạng, không có mức giá cố định vì còn phụ thuộc vào nhiều yêu tố: tình trạng răng, độ tuổi, phương pháp niềng,… Bạn có thể tham khảo chi phí niềng mới nhất tại Nha khoa Thúy Đức trong bảng dưới đây:
STT |
Phương pháp niềng |
Chi phí |
1 |
Mắc cài kim loại thường |
30 triệu |
2 |
Mắc cài kim loại tự động |
40 triệu |
3 |
Mắc cài sứ thường |
40 triệu |
4 |
Mắc cài sứ tự động |
50 triệu |
5 |
Invisalign |
50 – 120 triệu |
Có thể bạn quan tâm: Có thể làm răng bớt hô bằng các phương pháp tại nhà?
Khắc phục hô hàm
Niềng răng không thể khắc phục hoàn toàn hô hàm, khi đó cần phải thực hiện phẫu thuật hàm. Phẫu thuật hàm là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương mặt của bệnh nhân giúp khớp cắn chuẩn hơn và tạo sự cân đối giữa 2 hàm. Đối với hàm hô, thường hàm trên sẽ là phần được can thiệp nhiều hơn, đôi khi cần lấy đi một phần xương hàm để hàm trên và hàm dưới được cân xứng.
Quy trình phẫu thuật xương hàm diễn ra như sau:
- Chụp X-quang để xác định rõ cấu trúc xương hàm mặt, độ dày của xương. Đồng thời, các bác sĩ đánh dấu vị trí mạch máu, dây thần kinh để lên phương pháp điều trị phù hợp.
- Các bác sĩ rạch vào tiền đình, có thể cần nhổ 2 chiếc răng số 4 để tạo khoảng trống trong hàm và đẩy lùi ra sau. Sau đó, bác sĩ cố định bằng vít.
- Sau điều trị bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường. Sau khoảng 2 – 4 tuần bình phục, hàm sẽ ổn định và bạn sẽ sớm nhận thấy kết quả: hàm không còn hô, hai hàm cân xứng.
Phẫu thuật hàm là một phẫu thuật phức tạp do đó cần bác sĩ thực hiện có kinh nghiệm, thiết bị hiện đại, phòng phẫu thuật đảm bảo vô trùng để tránh vi khuẩn, vi trùng. Tuy nhiên, với sự phát triển của y tế hiện đại, tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật rất cao, ít biến chứng và an toàn, nên bạn không cần quá lo lắng.
Ngoài ra, sau phẫu thuật hàm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh vận động mạnh
- Không được sờ tay vào vết thương
- Vệ sinh da, răng miệng nhẹ nhàng
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
- Trong những ngày đầu, nên ăn những món ăn lỏng và mềm để tránh gây đau, sau đó dần tập ăn cơm và ăn uống bình thường khi hàm đã ổn định
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm,… theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
- Tái khám đúng lịch để được theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật
Như vậy, có thể thấy rằng, hô răng và hô hàm có thể phân biệt được tuy nhiên cần có bác sĩ đủ chuyên môn, hình ảnh chụp khuôn miệng tổng quát. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám, đánh giá và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Liên hệ với Nha khoa Thúy Đức để được đặt lịch hẹn với bác sĩ theo những thông tin dưới đây:
Trung Tâm Chỉnh Nha Thuý Đức – Bác Sĩ Đức AAO
- Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
- Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page